Số phận kém may mắn khi ngay từ trẻ, chị đã mắc bệnh u sợi thần kinh. Căn bệnh nan y để lại di chứng khiến cơ thể mọc lên nhiều khối u nhỏ.
Năm 23 tuổi, mang bề ngoài mà đến chính bản thân còn thấy ghê sợ, chị quyết định rời gia đình để vào miền Nam mưu sinh với những mặc cảm, sợ bố mẹ buồn phiền về căn bệnh lạ của mình.
Dẫu không hy vọng gì chuyện lấy được một tấm chồng tử tế, chị vẫn khát khao được làm mẹ. Chỉ 1 năm sau ngày tha hương, chị trở về với cái bụng bầu. Bố mẹ chị cũng không gặng hỏi nhiều bởi họ rất hiểu tâm nguyện từ con gái.
Cảm giác một sinh mạng lớn lên từng ngày trong cơ thể mình, chị vui sướng gấp bội phần bỏ lại đằng sau những mặc cảm. Thương con gái số phận kém may mắn, bố mẹ chị cũng tìm mọi cách chia sẻ, chăm sóc nhằm giúp chị thoải mái nhất có thể.
Năm 2010, con gái chị chào đời trong hoàn cảnh không có cha, mang họ mẹ, lớn lên trong tình thương yêu của gia đình ngoại. Chị đặt tên con là Duyên. Để có tiền nuôi con, trang trải cuộc sống, chị Hiên gửi con nhờ bà ngoại trông chừng rồi ra Hà Nội làm thuê. Cũng chính nơi đây, chị cùng một người đàn ông khác nảy sinh tình cảm.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, chị cảm nhận được một tình yêu trọn vẹn từ một người đàn ông dành cho mình. Người phụ nữ bất hạnh đó tưởng chừng sẽ có được một cái kết viên mãn sau những tháng ngày đau khổ phải hứng chịu suốt hàng chục năm trời. Bản thân bố mẹ chị cũng tìm mọi cách vun đắp cho tình yêu của con bằng việc tặng chị một mảnh đất nhỏ ngay trong vườn rồi vay mượn, xây cho vợ chồng chị hai gian nhà nhỏ ra ở riêng.
![]() |
Căn bệnh nan y đang ngày một nặng khiến cơ thể chị mọc chi chít những khối u |
Nào ngờ, thời điểm sinh con thứ 2 là cháu Thanh Thảo, sức khỏe chị Hiên yếu dần, bệnh ngày càng nặng khiến khối u trên cơ thể mọc càng nhiều, dày đặc. Buồn chán vì vợ bệnh, con thơ, cuộc sống nghèo khó, người chồng kém 6 tuổi của chị Hiên đã bỏ đi biệt tích khi đứa con vừa 4 tháng tuổi.
Chổng bỏ rơi, con thơ lại bệnh tật, chị Hiên cũng đành nuốt nước mắt, chấp nhận số phận, cố gắng làm chỗ dựa cho con. Chị gắng gượng để bù đắp cho những đứa con khốn khổ những thiệt thòi chúng cũng đang phải gánh chịu cùng mình.
Hai đứa trẻ không cha và một tương lai vô định
Hạnh phúc quá đỗi ngắn ngủi chợt vụt tắt khiến chị Hiên tưởng chừng không vượt qua nổi. Thời điểm bé Thảo mới được 6 tháng, chị chẳng còn chút sữa nào để con bú.
Không một xu dính túi, chị Hiên cùng người mẹ già hàng ngày phải bế con đi xin bú nhờ khắp nơi, chắt nước cơm cho con uống. Bà con làng xóm ai ai cũng thương cảm cho số kiếp chị, thỉnh thoảng mua vài hộp sữa để cháu Thảo uống qua ngày.
Khoẻ lại một chút sau quãng thời gian ở cữ, chị Hiên đi khắp nơi hỏi xin làm mướn, nhưng chẳng ai dám nhận. Bí bách, chị chỉ còn cách đi nhặt phế liệu về đổi lấy chút cá cho 3 mẹ con sống quá ngày.
Cả nhà mẹ đẻ chị trông chờ vào một sào ruộng chẳng đủ ăn. Bố đẻ chị dù đã 70 tuổi vẫn phải phơi mình ngoài trời làm công việc phụ hồ đầy nặng nhọc. Năm con người mang số phận bất hạnh nương tựa vào nhau để tồn tại.
![]() |
Hoàn cảnh của gia đình chị Hiên đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Trong khi đó, bệnh tình của chị Hiên ngày càng nặng hơn. Nhìn hai đứa con thơ, nước mắt chị lăn dài. "Trên người tôi đâu cũng thấy khối u. Có cái to như cát bát, da khô ráp, bức bí khó chịu lắm. Cứ như thế này tôi sợ rằng mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Rồi các con tôi sẽ ra sao đây", chị rưng rưng.
Thấy mẹ khóc, bé Duyên (con gái lớn của chị) sợ hãi: “Cháu chỉ mong học thật giỏi để làm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ. Cháu thương mẹ ốm lắm". Nghe con nói những lời non nớt, ngây thơ, chị Hiên lại càng xúc động.
Ngay lúc này đây, cuộc sống ba mẹ con chị dường như lâm vào bước đường cùng. Chị Hiên chỉ mong có tiền thuốc thang để chăm lo cho hai đứa con nhỏ. Ba số phận khắc khoải kia đang thực sự cần sự chia sẻ, động viên từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:chị Bùi Thị Hiên. Địa chỉ: xóm 4, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại:0348733985 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.312(mẹ con chị Hiên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Phúc Lâm được 1 tháng tuổi thì mẹ qua đời. Còn quá nhỏ để cảm nhận nỗi đau mất mẹ nhưng cậu bé lại bị bệnh tật dày vò. Giờ đây, đứa trẻ khốn khổ mới 3 tuổi vẫn đang cần được chữa bệnh nhưng gia đình đã kiệt quệ.
" alt=""/>Mắc bệnh lạ, người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, con thơ nheo nhóc![]() |
Lưu Đào Dũng Trí (học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) |
Ở phần thi Khởi động cuộc thi quý IV, Dũng Trí giành được 70 điểm và chỉ xếp thứ hai đoàn leo núi.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Dũng Trí giành được 20 điểm ở các từ khóa hàng ngang gợi ý, trước khi nhấn chuông phát tín hiệu xin trả lời Chướng ngại vật. Dù đưa ra một đáp án chưa thật sự chắc chắn là “HDI- Chỉ số phát triển con người” song đây vẫn là một đáp quan chính xác, qua đó giúp Dũng Trí giành được thêm 40 điểm nâng tổng điểm lên thành 130 và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi.
Kết thúc phần thi này, Dũng Trí chia sẻ đây là một số điểm tạm ổn nhưng chưa thể nói lên điều gì.
Ở phần thi Tăng tốc, Dũng Trí lần lượt trả lời đúng 3/4 câu hỏi, qua đó giành được thêm 90 điểm, nâng tổng điểm của mình lên thành 220 và tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi.
Em tương đối hài lòng và bày tỏ sự cẩn trọng khi cho rằng các bạn thi đều là thí sinh xuất sắc.
Với lợi thế dẫn đầu, Dũng Trí chọn gói câu hỏi 10,10, 10 và xuất sắc trả lời đúng tất cả để nâng số điểm lên thành 260.
Chưa dừng lại ở đó, em còn giành thêm được 30 điểm từ gói câu hỏi của bạn chơi Lê Minh. Tuy nhiên, Dũng Trí cũng mất đi 10 điểm do trả lời sai một câu hỏi trong gói câu hỏi của Đăng Dương và bị trừ 10 điểm.
Cuối cùng, Dũng Trí có tổng điểm 280 điểm, giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý IV và mang cầu truyền hình trực tiếp trận chung kết năm về với Trường THPT Chuyên Sư phạm (Đại học Sư phạm Hà Nội).
![]() |
Lưu Đào Dũng Trí (học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý IV và mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 về Hà Nội. |
Điều đặc biệt, dù vào tới vòng chung kết, nhưng đây cũng là chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên mà Dũng Trí được nhận.
Như vậy, 4 thí sinh lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 gồm: Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình), Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Đắk Lắk), Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) và Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội).
Trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 sẽ diễn ra vào 8h sáng Chủ nhật ngày 20/9/2020 trên VTV3.
Thanh Hùng
Đã có những ý kiến phản ánh việc thí sinh Đường lên đỉnh Olympia trả lời thiếu nhưng vẫn được cho điểm, ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi tháng 1 quý 4 phát sóng mới đây.
" alt=""/>Lưu Đào Dũng Trí giành vé trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2020Năm 2020 là năm cuối cùng học sinh lớp 6 sử dụng SGK theo chương trình phổ thông hiện hành. Các nhà in vì thế cũng giảm số lượng phát hành sách so với những năm học trước.
Số lượng sách giảm, nhiều phụ huynh rơi vào tình thế căng thẳng khi phải “săn lùng”, “góp nhặt” mới có thể mua trọn bộ sách cho con.
“Chưa có năm nào muốn mua đủ bộ SGK lại phải đi gần chục nhà sách lớn nhỏ như thế”, một phụ huynh thốt lên.
Tình trạng khó mua SGK đã tạo cơ hội cho một số “cò” sách “thổi” giá sản phẩm. Mặc dù mức giá niêm yết của NXB đối với một bộ sách lớp 6 là 179.800 đồng, nhưng có nơi, “cò” có thể hét giá tới 900.000 đồng. Riêng sách Tiếng Anh – cá biệt có người bán đẩy lên mức giá 300.000 đồng.
Giá sách bị đội cao gấp 5 lần khiến nhiều phụ huynh choáng váng. Mặc dù biết rõ những cuốn sách đang được bán ra với giá “cắt cổ”, nhưng cực chẳng đã, một số phụ huynh phải cắn răng mua đủ sách cho con khi năm học mới vừa bắt đầu.
Trước tình trạng này, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết đang gấp rút điều chuyển sách giữa các địa phương và khu vực, in bổ sung gấp để đáp ứng nhu cầu.
Bìa sách Toán có hình nghệ sĩ cải lương
Cũng trong những ngày qua, nhiều người cảm thấy khó hiểu khi nhìn thấy bìa của một cuốn sách Toán lại có in hình… nghệ sĩ cải lương. Cuốn “Toán và các bài toán thực tế lớp 6”được giới thiệu nhằm hỗ trợ học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn là bìa sách – hiện đang được in hình ảnh của NSND Bạch Tuyết trong vai Thái hậu Dương Vân Nga – dường như không ăn nhập gì đến các vấn đề toán học.
“Sách toán mà trang bìa không thấy hình cũng chẳng thấy số. Ngoại trừ chữ “Toán” ra thì mọi chi tiết đều khiến người nhìn nghĩ ngay là sách lịch sử”, một số người băn khoăn.
Giải thích về vấn đề này, ông Lê Thanh Hà, Giám đốc NXB Đại học Sư phạm TP.HCM thông tin, đây là sách sử dụng chất liệu có tính thực tế. Hình ảnh này giúp bìa sách thêm sinh động, thay cho những hình ảnh truyền thống trước đây là các công thức toán học.
Hình nghệ sĩ Bạch Tuyết trong vai Thái hậu Dương Vân Nga xuất hiện trong bìa liên quan đến câu số 5 tại đề số 2. Đề bài có trích dẫn tiểu sử nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga và dẫn dắt như sau: “Theo các nhà tâm lý học hành vi, động tác dang 2 tay hướng về phía trên và góc hợp bởi cánh tay và cẳng tay là góc tù sẽ thể hiện được lòng quyết tâm của con người trước một biến cố.
Hãy sử dụng thước đo góc để đo 2 góc được tô màu vàng trên và xác định nghệ sĩ Bạch Tuyết trong vở Thái hậu Dương Vân Nga có thể hiện được sự kiên cường, lòng quyết tâm cao độ trước hiểm họa xâm lăng đất nước của nhà Tống hay không?”.
“Như vậy, đây là sách sử dụng chất liệu có tính thực tế và có yếu tố toán học. Học sinh phải dùng kiến thức toán để tìm ra đáp án cho một vấn đề cụ thể”, ông Hà giải thích.
“Cơ, rô, bích, tép” vào vở bài tập Toán lớp 1
Trong khi đó, tại trang thứ 12 của cuốn "Vở bài tập Toán lớp 1", bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” (NXB Giáo dục Việt Nam) lại khiến phụ huynh xôn xao khi lấy những lá bài “cơ, rô, bích, tép” làm hình minh họa.
Nhiều phụ huynh cho rằng, có rất nhiều hình ảnh, đồ vật ý nghĩa xung quanh ta có thể sử dụng làm ảnh minh họa.
“Việc đưa “cơ, rô, bích, tép” khiến trẻ liên tưởng đến hình ảnh những bộ bài, liệu có ảnh hưởng đến học sinh?”.
Tuy nhiên, một số phụ huynh khác lại cho rằng, đây là suy nghĩ rắc rối và phức tạp hóa mọi chuyện.
“Với những hình này, trẻ đơn thuần liên tưởng đến hình trái tim, hình thoi và những chiếc cây có 3 vòm lá. Phụ huynh không nên gắn suy nghĩ của mình vào con trẻ”.
SGK Ngữ văn ghi sai tên tác giả bài thơ suốt 16 năm
Còn trong cuốn SGK Ngữ văn 8 tập 1, ở trang 165 có sử dụng khổ thơ được trích từ bài thơ “Tết quê bà”của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: “Bà tôi ở một túp lều tre/ Có một hàng cau chạy trước hè/ Một mảnh vườn bên rào giậu nứa/ Xuân về hoa cải nở vàng hoe”.
Tuy nhiên, dưới khổ thơ này lại được chú thích tên tác giả Anh Thơ.
Thực tế, bài thơ này chính thức được đưa vào SGK Ngữ văn 8 vào năm 2004, đúng vào năm nhà thơ Đoàn Văn Cừ qua đời. Và kể từ lần xuất bản đầu tiên đến nay, trải qua 16 năm với hơn 10 lần tái bản, sự nhầm lẫn này vẫn chưa được khắc phục.
Tại bản in được sử dụng cho năm học 2020-2021 là lần tái bản gần nhất vẫn ghi “Tết quê bà”là của tác giả Anh Thơ.
Trường Giang(Tổng hợp)
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.
" alt=""/>Sách Toán in hình nghệ sĩ cải lương, sách Văn 16 năm ghi sai tên tác giả